Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, nguồn nhân lực, đánh giá tiềm năng của xã
Quảng Hưng là một xã nằm ở phía Bắc huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng có đường tỉnh lộ 206 đi qua do đó thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngoài. Cách trung tâm tỉnh Cao Bằng 43km, cách trung tâm huyện Quảng Hòa 6km.
+ Phía Đông giáp xã Độc Lập;
+ Phía Tây giáp xã Phi Hải;
+ Phía Nam giáp thị trấn Quảng Uyên;
+ Phía Bắc giáp xã Trung Phúc và xã Đoài Dương huyện Trùng Khánh.
Về địa hình:
Quảng Hưng là xã vùng cao của huyện Quảng Hòa, địa hình tương đối phức tạp, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi và các khe suối. Độ cao trung bình núi 700m, cao nhất 800 m. Đây là điều kiện khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Về khí hậu:
Xã Quảng Hưng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh.
Trong năm tháng có nhiệt độ cao nhất là vào tháng 4 đến tháng 9 từ 350c – 38,70c, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 11 đến tháng 3 năm sau từ 40 – 150c, nhiệt độ cao tuyệt đối là 390c và thấp nhất là 10c– 30c.
Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao từ 1665,5 mm đến 2000 mm, trong năm lượng mưa thường tập trung vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.
Độ ẩm không khí trung bình đạt 80%, cao nhất đạt 90 % tập trung vào các tháng 6,7,8, thấp nhất là 60 % tập trung vào các tháng 10,11,12.
Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc, Đông Nam, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nóng và khô, ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp
2. Về tài nguyên.
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự diện nhiên của toàn xã là 2.557,43 ha. Trong đó
- Đất nông nghiệp 2.330,77 ha,
- Đất phi nông nghiệp 223,12 ha
- Đất chưa sử dụng 3,54 ha
b. Tài nguyên nước
Trên địa bàn xã có nguồn sông suối ngầm tự nhiên ở các thung lũng chảy ra khá phong phú, thuận lợi cho phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
3. Nguồn nhân lực.
- Với tổng số 433 hộ và 1773 nhân khẩu bao gồm 3 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:
+ Dân tộc Tày: 60%
+ Dân tộc Nùng: 35%
+ Dân tộc Mông: 5%.
4. Đánh giá tiềm năng của xã
* Thuận lợi:
- Tình hình chính trị, xã hội ổn định. Hệ thống chính trị của cơ sở vững mạnh, đội ngũ cán bộ xã đã được bổ sung, kiện toàn đáp ứng được nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
- Nguồn nhân lực dồi dào, có sức khỏe tốt, cần cù, sáng tạo.
- Được sự quan tâm của cấp trên đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở địa phương, góp phần từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn...
* Khó khăn:
- Diện tích đất rộng (có cả diện tích đất đồi trồng rừng), phân bố dân cư ở 5 xóm. Nhưng do điều kiện chưa áp dụng được những tiến bộ khoa hoc kỹ thuật, sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu nên năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao.
- Về diện tích mặt nước và môi trường thì tương đối khiêm tốn không có khả nằng đầu tư với quy mô lớn tổ hợp tác hoặc tổ gia đình.
- Cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế, văn hóa chưa được đầu tư đồng bộ.
- Cơ sở hạ tầng vấn còn thiếu, cần được đầu tư và nâng cấp như:
+ Chưa có đội vệ sinh thu gom rác, chưa có bãi rác thải, các hộ dân vẫn đang tự xử lý rác thải.
+ Còn có một số hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi chưa hợp vệ sinh, gây ảnh hưởng nhất định tới môi trường.
- Kinh tế của xã chậm phát triển, chưa có Hợp tác xã hoạt động hiệu quả, các nghề Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, các ngành nghề mới còn ít, ngành nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, quy mô nhỏ lẻ.
- Thu nhập bình quân đầu vấn còn thấp, do vậy việc huy động nguồn lực để xây dựng Nông thôn mới gặp nhiều khó khăn.